Chia sẻ với CBS News, chủ nhân của ngôi nhà cho hay: “Tôi đã nghe thấy một tiếng va chạm cực lớn dù đang ngồi trong phòng làm việc của mình và tôi tưởng như có một trận địa chấn”. Bên cạnh đó, ông cũng tiết lộ rằng chiếc xe chỉ còn cách ông khoảng 3 mét nữa.
Dựa trên những hình ảnh trích xuất từ camera an ninh, có thể thấy rằng chiếc BMW đã khiến một góc gara bị hư hại nặng và làm đổ luôn hàng rào của ngôi nhà kia. Còn chiếc xe bị biến dạng với phần đầu xe bị hỏng nặng, kính chắn gió vỡ nát và một bánh xe rơi ra ngoài. May mắn là không có ai bị thương trong vụ va chạm này.
Hiện tại, nam nhân viên đang phải làm việc với cảnh sát để đưa ra lời khai. Chưa rõ liệu rằng anh chàng 18 tuổi này có phải bỏ tiền túi ra để đền bù cho chiếc xe BMW X6 M kia hay không.
(Theo Carscoops)
Bạn đã từng gặp tình huống thót tim khi lái xe? Hãy chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Dòng tiền tiếp tục dồn vào bất động sản
Theo TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc Đầu tư Savills Việt Nam, trong thời điểm hiện tại, thị trường bất động sản là kênh đầu tư hấp dẫn và khá an toàn khi so sánh với một số kênh đầu tư khác như chứng khoán, vàng, USD, tiền gửi tiết kiệm…
Nguyên nhân là do tiền gửi tiết kiệm đang có lãi suất khiêm tốn, ngoại tệ USD được giữ ở mức ổn định. Còn thị trường vàng biến động khó lường, trong khi đó thị trường chứng khoán tiềm ẩn nhiều rủi ro và đòi hỏi nhà đầu tư có kiến thức am hiểu nhất định.
Đất nền, nhà phố được đánh giá cao về tiềm năng vì tính khan hiếm |
Bà Đặng Thị Kim Oanh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Địa ốc Kim Oanh cũng nhận định, so với các kênh đầu tư khác thì bất động sản luôn được nhiều người lựa chọn, đặc biệt là phân khúc đất nền hoặc nhà xây sẵn. Trên thực tế, biên độ tăng giá của đất nền, nhà xây sẵn luôn tốt hơn so với căn hộ, bất động sản nghỉ dưỡng.
“Lãi suất tiền gửi tiết kiệm không hấp dẫn, kênh đầu tư chứng khoán nhiều rủi ro và không phải ai cũng có đủ kiến thức để tham gia. Vàng và ngoại tệ thì đang được nhà nước kiểm soát rất tốt để hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế”, bà Oanh cho biết.
Ở góc độ chuyên gia tài chính, TS Đinh Thế Hiển cũng cho hay, trong năm 2017, giá đất tại TP.HCM đã tăng từ 10% - 40% tuỳ theo khu vực. Trong năm 2018, thị trường này sẽ khó suy giảm do nhu cầu đầu tư lớn và xuất hiện nhiều dòng vốn ngoại. Do đó, bất động sản vẫn đang là kênh đầu tư rất hấp dẫn.
Tương tự, ông Nguyễn Trung Tín, Tổng giám đốc Tập đoàn Trung Thủy nói rằng, hiện tại, nếu vàng, USD, gửi tiết kiệm có chu kỳ biến đổi liên tục; chứng khoán thì lại cần những người có kỹ thuật và thời gian theo dõi vì khó dự đoán thì bất động sản lại tương đối ổn định hơn.
“Phần lớn các kênh đầu tư đều phụ thuộc vào các biến động thị trường và các chính sánh đi cùng nhưng lĩnh vực bất động sản đang được thừa hưởng nhiều điều kiện thuận lợi về nhiều mặt nên tỷ lệ sinh lời ổn định hơn, được bảo đảm cao hơn nên nhanh chóng trở nên hấp dẫn hơn”, ông Tín chia sẻ.
Thị trường sẽ có sự phân hóa mạnh
Theo ông Phạm Lâm, CEO Công ty DKRA Việt Nam, năm 2018, bất động sản vẫn lựa chọn tốt cho nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, thị trường sẽ có sự phân hóa và chọn lựa dựa trên nhu cầu và năng lực tài chính.
Cụ thể, trong các phân khúc, phân khúc căn hộ sẽ có sự cạnh tranh cao nhất, bởi nhu cầu thị trường không đột biến, trong khi các chủ đầu tư sẽ đua nhau ra hàng ở phân khúc này. Đặc biệt, phân khúc bất động sản cao cấp sẽ chịu áp lực dư cung và giảm giá cục bộ.
Trong khi đó, ở phân khúc trung bình - trung cấp, hàng hóa sẽ được tiêu thụ mạnh nếu dự án nằm trong khu vực dân cư có sự phát triển và kết nối hạ tầng. Dĩ nhiên, những khu vực mà hạ tầng chưa thuận tiện thì áp lực cạnh tranh về giá và khuyến mãi sẽ tăng lên.
Với phân khúc nhà phố, thị trường vẫn sẽ có nhu cầu nhưng giá khó tăng mạnh. Phân khúc đất nền dự án đang là phân khúc thị trường có tính cạnh tranh cao nên giá cũng sẽ khó tăng. Tuy nhiên, đất nền vùng ven dân cư và khu vực đầu tư hạ tầng có nhu cầu đầu tư khá lớn, giá sẽ tăng cục bộ. Còn với loại hình condotel và offictel có thể sôi động trở lại nếu được thông qua pháp lý.
Đồng quan điểm, TS Đinh Thế Hiển cũng nhận định, thị trường bất động sản 2018 sẽ khó suy giảm do nhu cầu đầu tư vẫn lớn và xuất hiện vốn ngoại đầu tư phát triển dự án. Mặc dù vậy, do nguồn cung vẫn tăng khá mạnh nên có một số khu vực và phân khúc sản phẩm sẽ bị dư cung.
“Căn hộ cao cấp với nguồn cung khá lớn trong các năm 2016 - 2017 nhưng nhu cầu thuê không tương xứng sẽ có khả năng bị giảm giá cục bộ. Các căn hộ cao cấp cũng bắt đầu có dấu hiệu đuối sức, khi nhà đầu tư thứ cấp bán ra nhiều, khiến xuất hiện tình trạng dư cung, giảm giá. Còn căn hộ bình dân, trung cấp, mặc dù vẫn có nhu cầu ổn định nhưng sẽ có sự cạnh tranh giữa các dự án về chất lượng sản phẩm và khuyến mãi.
Đất nền vùng ven ở những khu vực hạ tầng kết nối tốt và các khu vực kinh tế đang được đầu tư phát triển vẫn thu hút mạnh các nhà đầu tư trung - dài hạn. Đối với nhà phố, nhu cầu vẫn có những giá khó tăng mạnh”, ông Hiển nói.
Chuyên gia bất động sản cá nhân Phan Công Chánh cũng cho biết, tín dụng tiêu dùng đã có một năm 2017 đột phá nên bất động sản tiêu dùng (để ở) và bất động sản đầu tư (cho thuê, lãi vốn) vẫn sẽ là hai phân khúc dẫn dắt thị trường trong năm 2018. Bên cạnh đó, bất động sản bán lẻ, văn phòng, đất nền và nhà phố sẽ là 4 phân khúc sôi động nhất.
Quốc Tuấn - Diệu Thủy
Nghị định 167/2017/NĐ-CP của Chính phủ mới ban hành quy định việc sắp xếp lại xử lý tài sản công
" alt=""/>Năm 2018, mua bất động sản nào để sinh lời cao nhất?Thời điểm nhập viện, bệnh nhân đã suy hô hấp phải đặt ống nội khí quản thở máy, hiện đang phải lọc máu liên tục. Bệnh nhân có tình trạng bão Cytokines nhưng vì suy gan, suy thận nên không thể điều trị bằng thuốc kháng virus.
Có bệnh nhân không chỉ phải dùng lời nói thuyết phục, các bác sĩ còn phải nghĩ ra “chiêu thức” để nhận được sự hợp tác.
Nữ bệnh nhân sinh năm 1984 ở Hà Nội nhập viện ngày 11/12 cũng là một trường hợp như vậy. Chị là F0 trong gia đình có 3 người đều mắc Covid-19. Khi được chuyển đến Bệnh viện Thanh Nhàn, bệnh nhân trong tình trạng suy hô hấp rất nặng, tím môi, đầu chi, SPO2 chỉ 60, 70%%.
Là một bệnh nhân thiểu năng trí tuệ, chị còn có các bệnh nền như béo phì, đái tháo đường. Với trường hợp này, các bác sĩ phải lấy máu xét nghiệm, cho thở oxy và truyền thuốc tuy nhiên bệnh nhân không hợp tác.
3 nam bác sĩ được huy động giữ bệnh nhân, để bác sĩ còn lại lấy máu, truyền thuốc nhưng F0 liên tục giằng co, nhất quyết không cho can thiệp.
Cuối cùng, các bác sĩ đành nảy ra một ý tưởng để thuyết phục bệnh nhân. Bác sĩ Hoa dỗ dành: “Đây là thuốc thần, tiêm vào có thể trở nên xinh đẹp, thông minh. Chị có muốn làm cô giáo, làm bác sỹ không?”.
“Nghe nói vậy, bệnh nhân thích lắm, trả lời: “Có, muốn làm cô giáo”. Bệnh nhân đưa tay ra cho bác sĩ lấy máu nhưng vẫn e ngại. Tôi lại tiếp tục thuyết phục: “Ăn kẹo mút, bim bim nhé, lấy ít máu này ra đổi được nhiều kẹo mút lắm. Chị muốn lấy mấy cái kẹo mút?. Nữ bệnh nhân gật đầu bảo: “5 cái đi”. Tôi cười nói: “Cho 10 cái luôn”, bác sĩ Hoa kể lại.
Sau khi được động viên, dỗ dành bệnh nhân rất hợp tác để bác sĩ tiến hành lấy máu, truyền thuốc và cho thở oxy. Sau khi thở oxy qua mask, chỉ số SpO2 của bệnh nhân lên được 96, 97%, tỉnh táo và qua cơn khó thở.
“Hôm sau, chúng tôi phải gọi điện nhờ ship ngay một túi kẹo mút “trả nợ” cho F0, dĩ nhiên là chỉ cho chị ngắm kẹo, cầm chơi và không ăn vì bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường. Hỏi chị thích lấy màu xanh hay đỏ, chị hồn nhiên bảo: “màu đỏ”.
Do lượng bệnh nhân nặng quá tải nên 1 ngày sau, F0 này được chuyển sang Bệnh viện điều trị người bệnh Covid-19 (quận Hoàng Mai) để tiếp tục điều trị. Bố mẹ chị vẫn đang cách ly, điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn.
Áp lực ở bệnh viện tuyến cuối điều trị F0
Bác sĩ Hường chia sẻ, các nhân viên y tế của bệnh viện đang làm việc với cường độ cao để đáp ứng với tình trạng số lượng F0 nhập viện gia tăng nhanh, đặc biệt là bệnh nhân nặng từ tuyến dưới chuyển lên.
Bác sĩ Nguyễn Hoa, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Thanh Nhàn cũng cho biết: “Các bác sĩ, điều dưỡng đang phải căng mình để làm việc, khối lượng việc gấp 3, 4 lần thời điểm chưa có Covid-19. Mỗi đợt, mỗi nhân viên y tế sẽ “trực chiến” khoảng 21 ngày, sau đó cách ly thêm 7 ngày tại bệnh viện trước khi được về nhà để bác sĩ khác thay ca.
Thời gian làm việc của họ liên tục, gần như không có ngày nghỉ. Mặc dù có chia ca nhưng bất kể ngày đêm, các y bác sĩ đều được điều động vì theo chị “bệnh nhân trở nặng đâu có chọn giờ. Như hôm qua, 1h, 3h rồi 5h sáng có người gọi, chúng tôi lại bắt tay vào việc”.
![]() |
Điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Thanh Nhàn |
Cũng theo chị, không ít lần các bác sĩ làm xong việc nhìn đồng hồ đã 2, 3h chiều lúc này suất cơm trưa cũng đã nguội ngắt. “Bệnh viện rất quan tâm nhân viên, cung cấp đủ mọi trang thiết bị nhưng nhưng tính chất công việc áp lực do số F0 Hà Nội đang tăng nhanh. Việc chăm sóc bệnh nhân cũng rất vất vả, do không có người nhà, chỉ nhân viên y tế đảm nhiệm. Dịch bệnh nên khó khăn là điều là không tránh khỏi, chúng tôi chỉ biết động viên nhau cố gắng”, chị nói.
Ngoài ra, theo bác sĩ Hoa, một vấn đề khác nữa là tâm lý gia đình các bệnh nhân. Các F0 nặng của viện đa phần các cụ già nên gia đình rất lo lắng.
“Có gia đình có 5, 6 người con và họ không thông tin với nhau. Nên xảy ra tình trạng một đêm, hết người con này lại đến người khác gọi cho bác sĩ để hỏi han tình hình bố. Trong khi các bác sĩ không còn thời gian vì mỗi ngày phải đối mặt với rất nhiều ca cấp cứu bệnh nhân nặng, nguy kịch”, chị chia sẻ.
Vì vậy theo bác sĩ người nhà nên bình tĩnh, tin tưởng để tạo điều kiện cho nhân viên y tế làm việc chăm sóc, điều trị F0 nặng.
![]() |
Các bệnh nhân được điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn đa phần là bệnh nhân cao tuổi có bệnh nền như đái tháo đường và chưa tiêm vắc xin Covid-19. Việc chăm sóc, điều trị gặp không ít khó khăn.
Bệnh nhân trung tuổi dễ tính và hợp tác với bác sĩ nhưng bệnh nhân cao tuổi, mắc chứng Alzheimer (suy giảm trí nhớ), việc chăm sóc, điều trị của nhân viên y tế rất khó khăn.
“Có những cụ 80 tuổi thường xuyên trong tình trạng “nhớ nhớ quên quên”, chúng tôi liên tục phải thuyết phục nhẹ nhàng: “Cụ ăn đi, cụ truyền thuốc để mai được về”. Nhưng cũng có cụ cứ đòi giật dây truyền ra, có cụ lại xông ra ngoài “xin phép lãnh đạo cho tôi về”, bác sĩ Hoa kể lại. Với những trường hợp như vậy, nhân viên y tế lại tìm cách thuyết phục, giải thích để bệnh nhân hợp tác.
Bác sĩ Hoa công tác tại Khoa hồi sức cấp cứu, 2 tuần nay, do bệnh nhân Covid-19 nặng tăng, chị được điều động để điều trị F0. Hai vợ chồng đều bận việc vì vậy 2 con nhỏ (3 và 5 tuổi) chị phải gửi ông bà chăm sóc giúp.
“Mấy hôm nay bận quá, tôi không có nổi thời gian để gọi về cho gia đình. Bà gọi điện vào viện hỏi: “Không thấy con gọi về lại tưởng có chuyện gì rồi”. Lúc đó, tôi chỉ biết giải thích là công việc quá bận và các cháu thì “trăm sự nhờ ông bà”, chị nói thêm.
Ngọc Trang
Theo các bác sĩ, điểm chung của các F0 chuyển nặng, nguy kịch là người tuổi cao, có bệnh nền và chưa tiêm vắc xin phòng Covid-19.
" alt=""/>Toa “thuốc thần' thuyết phục cô gái trẻ mắc Covid